1. Mật ong Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường Châu Âu
Việt Nam được đánh giá là thị trường xuất khẩu mật ong đầy tiềm năng và là một trong những nước xuất khẩu mật ong lớn trên thị trường thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, Việt Nam hiện đứng thứ 6 thế giới và thứ 2 Châu Á (sau Trung Quốc) về xuất khẩu mật ong. Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu hơn 46,6 nghìn tấn mật ong, đạt kim ngạch trên 120 triệu USD. Xuất khẩu mật ong tại Việt Nam tập trung vào thị trường Mỹ với 90% trên tổng lượng xuất khẩu, chỉ có 10% còn lại là ở các thị trường khác, trong đó có châu Âu.
Năm 2015, xuất khẩu của ngành ong Việt Nam được dự báo có nhiều triển vọng khả quan khi nhu cầu của thị trường tăng cao. Trong quý I/2015, chỉ tính riêng thị trường châu Âu, các DN Việt Nam đã xuất đuợc trên 80 tấn mật ong. Đây đuợc xem là tín hiệu tích cực đối với việc xâm nhập vào thị truờng này.
Ngoài ra, mật ong còn là một trong những mặt hàng của Việt Nam được phép xuất khẩu sang EU và được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Đối với các nhóm hàng quan trọng, danh sách các mặt hàng của Việt Nam sang EU gồm:
STT | Tên sản phẩm |
1 | Dệt may |
2 | Giày dép |
3 | Thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên) |
4 | Gạo |
5 | Đường |
6 | Mật ong |
7 | Các sản phẩm củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, túi xách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh |
8 | Các sản phẩm khác thuộc diện cam kết theo hạn ngạch thuế qua: Tinh bột sắn, ngô ngọt, tấn tỏi, và nấm. |
2. Tại sao phải thực hiện kiểm nghiệm mật ong?
Hiện nay nhu cầu tiêu dùng mật ong không ngừng tăng lên trong khi nguồn cung ít nên cơ hội cho các doanh nghiệp Việt là tương đối lớn. Song để nâng cao sức cạnh tranh, cũng như tạo điều kiện cho mật ong vào thị truờng châu Âu, Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng, quảng bá thương hiệu và nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng cho sản phẩm. Việc xây dựng một sản phẩm với các hàm lượng giá chị chất lượng là chiến luợc tốt nhất mà các doanh nghiệp cần thực hiện để nâng cao tính cạnh tranh cho mật ong Việt Nam cũng như tăng giá trị sản phẩm trên thị trường thế giới.
Mật ong và các sản phẩm từ ong từ xưa đã được sử dụng rất phổ biến do có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng tốt đối với sức khỏe và ứng dụng trong làm đẹp.
Trong quá trình lưu trữ và chế biến mật ong ở nhiệt độ cao cũng dẫn đến sự hình thành một sản phẩm chuyển hóa của các loại đường là Hydroxymethylfurfural (HMF). Hàm tượng HMF tăng theo nhiệt độ và thời gian bảo quản, được coi là chỉ số biểu hiện sự giảm chất lượng của các sản phẩm mật ong. HMF đã được chứng minh nguy cơ gây đột biến gen và ung thư đường ruột trên chuột thử nghiệm.
Một số tiêu chuẩn quy định về mật ong:
· TCVN 5267-1:2008: Mật ong – Phần 1: Sản phẩm đã chế biến và sử dụng trực tiếp
· TCVN 12605:2019: Mật ong
3. Kiểm nghiệm mật ong và sản phẩm từ mật ong tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia
Chỉ tiêu vi sinh
- Tổng số vi khuẩn hiếu khí
- E.Coli
- Salmonella
- S. aureus
- Clostridium botulinum
- Nấm men, nấm mốc
- ….
Chỉ tiêu lý-hóa:
- Cảm quan
· Hàm lượng đường (fructose, glucose, Sucrose, Maltose)
· Độ acid, hàm lượng chất rắn không tan trong nước
· Dư lượng kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, …
· Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Amitraz, Bentazon, Bifenazat, Clorpropham, Malathion, Fludioxonil, Flutolanil, Methoxyfenozid, Novaluron, Oxydemeton-methyl, Procloraz, Propamocarb, Pyrimethanil, Quinoxyfen, Spinosad, Tebufenozid, Vinclozolin, Diflubenzuron, Fenpyroximat, Methopren,…
· Dư lượng thuốc thú y: Tetracycline, Oxytetracycline, Tylosin, Streptomycin, Erythromycin, Lincomycin, Sulfonamides,…
- Hàm lượng 5-hydroxymethylfurfural (HMF)